(Ban buon giay) - Chi phí toàn cầu đối với quần áo và giày dép dự kiến sẽ giảm 1,5% (tính bằng đồng đô la Mỹ) trong năm 2015, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011, theo báo cáo về Thị trường may mặc toàn cầu của công ty thông tin kinh doanh Textiles Intelligence.
Sự suy giảm này phần lớn do sự mất giá của đồng nội tệ ở một số nước cung cấp lớn so với đồng đô la Mỹ. Sự mất giá này đã khiến xuất khẩu từ những nước này rẻ hơn tính theo đồng đô la Mỹ và điều này đã cho phép các nhà cung cấp ở những nước này cạnh tranh, khi tìm địa điểm nguồn cung ứng.
Tại Trung Quốc, giá trị của đồng nhân dân tệ giảm 4% so với đồng đô la Mỹ trong giai đoạn tháng 10/2014 đến tháng 10/2015, sau khi tăng vững trong thời gian từ giữa tháng 7/2005 đến tháng 10/2014.
Kết quả, những người mua nguồn cung ứng từ Trung Quốc hy vọng sẽ có thương lượng giảm giá. Những người sản xuất Trung Quốc sẽ buộc phải giảm giá để duy trì cạnh tranh với các đối tác Việt Nam, sau khi Việt Nam được tiếp cận ưu đãi vào thị trường Mỹ, theo Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tại Ấn Độ, đồng rupee giảm 13% so với đồng đô la Mỹ giai đoạn năm 2012 và năm 2014. Trong 9 tháng đầu năm 2015, đồng rupee Ấn Độ giảm 4% so với đồng đô la Mỹ cùng kỳ năm ngoái, xuống mức thấp kỷ lục.
Sự mất giá của đồng rupee đã khiến những sản phẩm mua bằng đồng rupee rẻ hơn so với mua bằng đồng đô la Mỹ và do đó hấp dẫn hơn đối với khách mua hàng nước ngoài.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, đồng lira giảm 13% so với đồng đô la Mỹ trong năm 2014. Và trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2015, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức thấp kỷ lục.
Tuy nhiên, hầu hết xuất khẩu quần áo của Thổ Nhĩ Kỳ sang EU và hầu hết các giao dịch này được thực hiện bằng đồng euro thay vì bằng đồng đô la Mỹ. Trong năm 2014, đồng lira giảm so với đồng euro ở mức tương tự như với đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm 2015, đồng lira chỉ giảm 1% so với đồng euro cùng kỳ năm ngoái.
Do đó, sự giảm giá nhẹ đồng lira so với đồng euro, điều này đã cải thiện khả năng cạnh tranh của Thổ Nhĩ tại thị trường châu Âu trong 9 tháng đầu năm 2015.
Ngoài ra, hầu hết nhập khẩu vải cho sản xuất giày và quần áo của Thổ Nhĩ Kỳ có nguồn gốc từ châu Á và hầu hết các giao dịch này được thực hiện bằng đồng đô la Mỹ. Kết quả là, chi phí nhập khẩu vải của Thổ Nhĩ Kỳ tăng đáng kể theo đồng đô la Mỹ, khi đồng lira giảm so với đồng đô la Mỹ và điều này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà sản xuất quần áo Thổ Nhĩ Kỳ.
Xét về mặt tích cực hơn, đồng euro giảm 18% so với đồng đô la Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2015. Do vậy, các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng, điều này sẽ dẫn đến một sự cải thiện trong doanh số bán hàng của họ sang EU năm 2016, khi các khách mua hàng châu Âu mong đợi, nếu họ có thể tiết kiệm bằng việc mua hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ bằng đồng euro thay vì từ châu Á bằng đồng đô la Mỹ.
Biến động tỉ giá là một trong số các yếu tố, đã tạo áp lực đối với nền kinh tế toàn cầu trong nửa đầu năm 2015. Những yếu tố khác bao gồm: sự suy giảm nhu cầu nhập khẩu tại Trung Quốc và một số các thị trường đang nổi khác, giá dầu và một số các hàng hóa khác ở mức thấp, bao gồm cả bông.
Hơn nữa, tăng trưởng thương mại trong những tháng tới có thể bị ảnh hưởng mạnh hơn so với dự kiến tăng trưởng nền kinh tế tại các nước có nền kinh tế đang phát triển suy giảm, khả năng sự gia tăng lãi suất tại Mỹ và các chi phí không lường trước được cùng với sự khủng hoảng di cư ở châu Âu.
Tuy nhiên, dự báo chi tiêu của người tiêu dùng đối với quần áo và giày dép sẽ tăng trở lại trong năm 2016 và tăng mạnh trong năm 2017-19. Điều này sẽ dẫn đến sự tăng mậu dịch quần áo toàn cầu.
Hiệp hội da giày
0 nhận xét:
Đăng nhận xét